Bỏ 500 triệu mua yến sào Cù Lao Chàm tẩm bổMột đại gia đến Cù Lao Chàm đặt mua 3 kg tổ yến sào với giá gần nửa tỷ đồng để ăn tẩm bổ, biếu người thân, đối tác làm ăn kinh doanh mà cả đảo gom mãi mới đủ hàng. Tổ thuộc loại to, được khai thác ngoài tự nhiên với số lượng ít ỏi nên yến sào Cù Lao Chàm được giới nhà giàu Việt tranh nhau mua về tẩm bổ, bất chấp giá của nó lên đến 150 triệu đồng/kg.
Trọng lượng lớn nhất cả nướcTổ yến ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) nổi tiếng không chỉ ở độ bổ dưỡng mà còn có trọng lượng lớn nhất cả nước. Nếu như tổ yến hạng nhất của Khánh Hòa chỉ đạt trọng lượng 10 gram, thì yến sào ở đào Cù Lao Chàm nặng tới 15 gram/tổ.
Vì thế, dù đắt gấp đôi yến sào nuôi ở Hội An và giá chênh rất nhiều so với yến sào Khánh Hòa, song rất nhiều người vẫn mong muốn được sở hữu loại thực phẩm quý hiếm này.
Theo người dân ở Cù Lao Chàm, số lượng chim yến cư trú tại đảo không thể xác định được, chỉ biết hàng năm tạo ra 1-1,5 tấn tổ yến, sản phẩm cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng. Ngày xưa, trong các bữa tiệc cung đình, các món ăn bổ dưỡng của các bậc vương giả thì yến sào luôn là món ăn đầu bảng. Những tổ yến được lấy từ tự nhiên, trên những vách núi đá hiểm trở thì lại càng giá trị.
Tổ yến Cù Lao Chàm có giá 145-150 triệu đồng/kg
Chị Nguyễn Thị Chính - một người dân chuyên bán yến sào ở Cù Lao Chàm, cho biết, khách du lịch đến Cù Lao Chàm khá nhiều, trong đó rất nhiều người hỏi mua yến sào nhưng không phải hôm nào cũng có hàng bán. Chị Chính giải thích, để đi lấy được một lạng yến không phải là chuyện dễ dàng, mất rất nhiều công sức. Yến nuôi thì nhiều ở Hội An, giá chỉ 60-70 triệu/kg nhưng chất lượng không thể bằng yến tự nhiên trên đảo được.
“Hồi đầu năm, có một vị khách đến Cù Lao Chàm tìm tôi để nhờ gom cho họ 3 kg tổ yến sào với giá gần nửa tỷ đồng. Họ nói mua về vừa để ăn vừa để đem biếu người thân, bạn bè, đối tác làm ăn kinh doanh mà chị gom mãi mới đủ hàng”, chị Chính nói.
Thực tế, nhiều du khách đặt chân đến Cù Lao Chàm với hy vọng vừa được khám phá cảnh đẹp vừa có thể tìm mua được yến sào nơi đây nhưng đành phải ngậm ngùi nỗi thất vọng bởi có thời điểm nhiều người mua trong khi lượng yến tại đây lúc nào cũng khan hàng.
Chị Hà Phương ở Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, dù đã đặt chân đến Cù Lao Chàm hai lần nhưng chưa lần nào chị hỏi mua được yến sào ở đây.
“Lần trước, cô bạn tôi đi thì may mắn hơn. Hỏi cả chợ, cuối cùng cũng mua được 1 lạng tổ yến với giá 14,5 triệu đồng. Nếu mà còn thì tôi cũng đã nhờ mua hộ luôn”, chị Hà Phương nói.
Đánh cược mạng sống để khai thác yếnĐảo Cù Lao Chàm là một quần thể bao gồm nhiều đảo nhỏ xung quanh, trong đó có ít nơi có cư dân sinh sống. Từ đô thị Hội An, trải qua 18 km đường biển mới có thể đặt chân đến đây.
Theo chị Nguyễn Thị Chính, yến ở Cù Lao Chàm có sản lượng khai thác thấp, mỗi năm chỉ cho 2-3 kỳ, mỗi kỳ 4-5 ngày. Muốn khai thác được lại phải theo dõi sát sao tình hình làm tổ của loài yến trong cả năm.
Nhà giàu Việt chi gần nửa tỷ đồng mua yến Cù Lao Chàm về tẩm bổ
Thông thường, vào cuối tháng 11 âm lịch, loài yến Cù Lao Chàm bắt đầu nhả nước bọt thành những sợi nhỏ như dãi trắng, bám vào vách đá cheo leo của hang động. Gặp gió, các dãi trắng chuyển màu đục rồi quánh lại, cuộn thành hình vỏ sò. Cứ đến tháng 4 âm lịch là thời điểm khai thác yến tốt nhất ở Cù Lao Chàm.
Sở dĩ, yến sào ở Cù Lao Chàm có giá đắt đỏ và khan hiếm như vậy không chỉ bởi chất lượng tốt, tổ yến tự nhiện to, giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì việc khai thác yến ở đây rất nguy hiểm. Không nhiều người dân trên đảo chọn công việc này, vì để khai thác được 1 lạng tổ yến luôn phải đối mặt với tử thần rình rập.
Ông Phạm Văn Linh, một người dân trên đảo, nói thêm: “Loài yến có đặc điểm là chọn vị trí làm tổ rất cầu kỳ và thường bám cố định đến suốt đời. Thông thường, chúng chọn vị trí trên những vách đá cheo leo, hang sâu và lòng hang thông thoáng”.
Ở Cù Lao Chàm, yến làm tổ chủ yếu nằm ở các hang Tò Vò, hàng Cả, hòn Tai, hòn Khô,... Đây vốn dĩ là những khu vực hiểm trở, vách núi dựng đứng, ngập nước biển quanh năm. Người đi lấy yến thường đánh cược với sinh mạng mình, nếu không cẩn thận, chỉ cần sẩy chân là có thể rơi xuống vách núi, bỏ xác ngoài đảo hoang.
“Theo tâm niệm của những người dân trên đảo Cù Lao Chàm, ông tổ nghề yến không đãi những kẻ tham. Cũng bởi lý do đó mà người đi lấy yến không chỉ có sức khỏe hơn người, có tâm trí sáng suốt mà còn cần phải trung thực. Yến không được khai thác khi còn non, tổ nhỏ vì sẽ phạm đến lời nguyền của ông tổ nghề”, ông Linh nói.
Ông Nguyễn Đông, trước cũng từng đi khai thác yến trên đảo, cho hay: “Khi còn trẻ tôi đã cùng một vài người trong làng làm công việc này, nhưng giờ sức yếu rồi, không đi được nữa. Ngày ấy, để lấy được tổ yến, tôi phải mạo hiểm treo mình trên không trung cao hàng chục mét, thong dây xuống lòng hang rồi khéo léo lách mình qua các khe hẹp dựng đứng, nhẹ nhàng lấy từng tổ yến đã kết tinh. Vì địa hình rất hiểm trở nên chỉ cần sơ ý là rơi xuống đáy hang sâu hoắm. Đã nhiều người bỏ mạng vì công việc này rồi.”
Xem thêm
Huyết yến Cù lao Chàm đệ nhất quý hiếmTổ yến hạng nhất của Khánh Hòa chỉ đạt trọng lượng 10 gram, nhưng ở Cù lao Chàm, tổ yến khai thác mùa tháng Tư Âm lịch thì nặng đến 15 gram và giá của loại yến này trên 5 nghìn USD mỗi ký. Trong lúc yến sào Khánh Hòa có thể đạt sản lượng đến trên 2 tấn khai thác mỗi năm thì yến sào Cù lao Chàm chỉ vỏn vẹn chừng 650 ký. Trứng cá đen: đặc sản thượng hạng xa hoa
'Đệ nhất yến sào' có giá chục ngàn đô(Xã hội) - Chuyện yến sào đắt đỏ như vàng thì nhiều người biết nhưng trong số các loại yến sào có một loại đắt nhất, quý hiếm nhất thì không phải ai cũng biết.
Related Posts