(Dân trí) Giống lúa mùa nổi được người dân canh tác hàng trăm năm qua, có thể đạt đến độ cao 7m theo con nước lũ. Đặc biệt, gạo lúa mùa nổi rất thơm ngon và đảm bảo chât lượng do nông dân không dùng phân, thuốc BVTV.
Giống lúa “ăn” theo mùa lũ
Theo nghiên cứu, lúa mùa nổi được người dân canh tác trong hàng trăm năm, là giống lúa truyền thống có thể đạt đến độ cao 7m theo con nước lũ. Trong khi đó, phần lớn diện tích của tỉnh An Giang nằm ở thượng lưu vùng ĐBSCL hiện đang bị ngập lụt nhiều tháng trong năm.
Khi thu hoạch xong lúa mùa nổi, nông dân tận dụng phần rơm rạ để trồng hoa mùa, tăng thêm thu nhập
Ông Nguyễn Văn Nào, ở ấp Vĩnh Lợi canh tác 5 ha lúa mùa nổi (giống Bông Sen) cho biết: Trước đây, diện tích đất nơi đây nhiễm phèn nặng nên không làm được các giống lúa thuần nông, chỉ làm lúa mùa nổi. Tuy năng suất chỉ ở mức 1 – 1,2 tấn/ha và canh tác một vụ/năm nhưng loại này nông dân không cần phải bỏ chi phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV nên mỗi hecta cho lợi nhuận khoảng 8 – 9 triệu đồng.
Trung bình 1ha lúa mùa nổi chỉ đạt năng suất từ 1 -1,2 tấn/ha nhưng bù lại giá lúa bán từ 12.000 - 13.000 đồng/kg
Đặc thù lúa mùa nổi là bắt đầu xuống giống vào tháng 5 (âm lịch). Lúa không cần ngâm ủ, đất không cần trục trạt như lúa cao sản. Chỉ cần rải từ 10 – 20 kg lúa khô/công rồi cày đất lên vùi hạt giống xuống để tránh chim, chuột cắn phá.
Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu lúa sẽ nảy mầm và phát triển. Đến mùa nước tràn đồng, cây lúa lênh đênh theo con nước…cho đến thu hoạch là 6 tháng.
Với giá lúa đứng ở mức 12.000 – 13.000 đ/kg cao hơn rất nhiều so với lúa hàng hóa, trừ đi chi phí nông dân thu lãi trên dưới 10 triệu đồng/ha. Còn các loại rau màu trồng trên nền đất rạ như mì, kiệu, bí hồ lô…mỗi hecta cho thu nhập vài chục triệu đồng nên lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với canh tác 3 vụ lúa/năm.
Lợi nhuận kép
Cũng theo ông Nào, năm nay mặc dù lũ nhỏ, nước rút sớm nhưng năng suất lúa vẫn không thua năm vừa rồi. Là một loại lúa sạch không phân thuốc nên sản phẩm SX ra được nhiều công ty đến bao tiêu. Việc trồng một vụ lúa mùa nổi, kết hợp với việc trồng màu như khoai mì, kiệu, dưa…sẽ cho lợi nhuận từ 35 – 40 triệu đồng/ha.
Canh tác lúa nổi không sử dụng thuốc BVTV, phân bón khiến lúa nổi là sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Việc duy trì canh tác lúa nổi còn tạo nên sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc SX còn tạo không gian lưu trữ trong 4 tháng mùa vụ, điều này giúp giảm nguy cơ vỡ đê, các thảm họa liên quan đến lũ lụt ở khu vực hạ lưu, nhất là trong những năm lũ lớn.
Giống lúa mùa nổi có thể đạt chiều cao khoảng 7m, gần như nước lũ cao đến đâu, cây lúa cao đến đó
Ông Severin Peters, chuyên gia cố vấn kỹ thuật cao cấp Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), cho biết: “Canh tác lúa mùa nổi trong thời gian qua được nâng lên và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Đây là loại lúa có nhiều tiềm năng khi kết hợp với việc trồng màu. Quá trình canh tác hạn chế sử dụng thuốc BVTV nên rất an toàn cho người sử dụng. Vùng SX lúa mùa nổi như một vùng trữ nước nên hạn chế lượng nước đổ xuống hạ nguồn. Đến khi nước rút thì nước được rút từ từ, đẩy lượng nước mặn ra biển, mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế…Dự án tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng thêm một số diện tích trong và ngoài An Giang. Đồng thời, tăng cường cải thiện chất lượng, giá trị và thị trường cho lúa mùa nổi”.
Gạo lúa mùa nổi rất thơm ngon, đảm bảo chất lượng do nông dân không dùng phân thuốc BVTV
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Phó Giám đốc Sở NN &PTNN tỉnh An Giang,Hiện nay cây lúa mùa nổi là loại đặc sản ở vùng tứ giác Long Xuyên, diện tích khoảng gần 100 ha chủ yếu tập trung nhiều ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Đây là loại lúa thích ứng với vùng biến đổi khí hậu. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên hạt gạo đạt độ dinh dưỡng rất cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Theo dự kiến đến 2016 diện tích lúa mùa nổi tăng 200ha, đến 2030 trên 500ha. Để bảo tồn cây lúa mùa nổi ngành nông nghiệp kết hợp với Trường ĐH An Giang và các ban ngành để bảo tồn, duy trì và cải thiện giống lúa đang canh tác tại địa phương. Tăng cường năng lực cho nông dân áp dụng KHKT trong canh tác, hướng tới thương mại hóa lúa mùa nổi và cải thiện thu nhập cho nông dân, tuy nhiên để đạt mục tiêu đó cần có sự tham gia tích cực từ nhiều phía.
Gạo sạch từ cây lúa mùa nổi
Theo bà con, hạt gạo của cây lúa mùa nổi tuy có giá bán cao nhưng lợi nhuận thu được chưa cao bởi năng suất đạt thấp. Tuy nhiên, cái lợi là người nông dân không trực tiếp tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu mà chủ yếu tận dụng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, làm phân hữu cơ.
Được biết, trước kia, lúa mùa nổi là loại cây lương thực truyền thống của người dân An Giang và một số tỉnh vùng Đồng Tháp Mười. Trong đó, tỉnh An Giang trồng trên 250 ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do nhu cầu an ninh lương thực và tăng giá trị kinh tế cho đất, tỉnh có chủ trương tăng lên 2 - 3 vụ/năm. Bởi vậy, nông dân đã từng bước chuyển vụ, thu hẹp dần diện tích lúa mùa nổi. Hiện, toàn tỉnh chỉ còn trên 61 ha tại 2 xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (huyện Tri Tôn) thuộc vùng sâu Tứ giác Long Xuyên với nhiều loại giống như Chệt cụt, Tây đùm, Nàng pha, Bông sen... Thời gian sinh trưởng của các giống trên là 6 tháng/vụ/năm, năng suất đạt 1,5 - 2 tấn/ha.
Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, sản xuất lúa, màu mùa nổi sẽ cho ra sản phẩm lúa gạo, rau màu thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế hiện nay. Vì vậy, tỉnh An Giang có chủ trương khôi phục, lưu giữ, bảo tồn cây lúa nổi bản địa với diện tích 100 ha vào năm 2016. Địa phương tiếp tục mở rộng lên 400 ha vào năm 2020 và 500 ha vào những năm kế tiếp. Đặc biệt, An Giang tiến tới phát triển mạnh cây màu trên cùng diện tích sản xuất lúa, nâng giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen quý lúa mùa nổi. Tỉnh cũng có kế hoạch kết hợp với dự án Du lịch Nông nghiệp (do Chính phủ Hà Lan tài trợ) và các công ty lữ hành trong tỉnh phát triển du lịch nhằm nâng giá trị kinh tế đối với đất vùng sâu khắc nghiệt Tứ giác Long Xuyên.
Năm 2012, nguồn ngân sách tỉnh đã hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu - Phát triển nông thôn (trường Đại học An Giang) triển khai Dự án “Bảo tồn phát triển lúa mùa nổi”.
Kết quả bước đầu cho thấy hạt gạo lúa mùa nổi hoàn toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (chứng nhận của Công ty TNHH Intertek Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ngày 12/4/2014), xây dựng được thương hiệu gạo “Lúa mùa nổi Vĩnh Phước”.
Sản phẩm gạo trên đã được cung cấp ra thị trường và Cơ Sở Hạt Ngọc An Giangký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. Hiện Trung tâm nghiên cứu - Phát triển nông thôn (trường Đại học An Giang) đang nghiên cứu giống màu thích nghi, như: khoai môn, kiệu, đặc biệt là bí đỏ sinh học.
Ngoài ra, Cơ Sở Hạt Ngọc An Giang triển khai dự án "Xây dựng kế hoạch Bảo tồn hệ thống canh tác lúa mùa nổi - màu tỉnh An Giang đến năm 2020”./.
Hiện nay trên thị trường Cơ Sở Hạt Ngọc An Giang chuyên cung cấp gạo lúa mùa Thương hiệu: " Gạo Lúa Mùa Vĩnh Phước " với số lượng lớn, người tiêu dùng chú ý đến nhãn mác bao bì Hạt Ngọc An Giang tránh lầm tưởng các loại gạo mang tên gọi khác nhau.
Video