Theo chân thợ săn đặc sản sùng đất vào mùaCông Xuân
Thứ Sáu, ngày 20/11/2015 07:07 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn (khoảng 7 tuần), thế nhưng việc đào bắt đặc sản sùng đất (con lậy) thu hút khá nhiều người dân ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi và một số vùng lân cận tham gia.
Những ngày giữa tháng 11 cũng là cao điểm của việc đào bắt đặc sản sùng đất ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Người dân nơi đây bộc bạch: "Đất bãi bồi ven sông ở Quảng Ngãi thì vô số, thế nhưng việc đào bắt lậy của người dân trong tỉnh gần như chỉ diễn ra ở trên cánh đồng, với khoảng diện tích gần 20 ha này".
Con lậy (sùng đất) - đặc sản của đồng bãi bồi Thổ Lưu.
Mùa đào lậy hàng năm ở đây bắt đầu vào khoảng giữa tháng 10, khi những đám đất trồng bắp (ngô) và củ mì (sắn) đã được thu hoạch xong... và kéo dài đến gần hết tháng 11, thời điểm người dân canh tác trở lại thì chấm dứt.
Một góc cánh đồng Thổ Lưu.
Hàng ngày, những người đào lậy thường bắt đầu công việc từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. "Vào đầu mùa con lậy chỉ bằng khoảng ngón tay giữa nên trọng lượng khoảng 170 con/kg. Thế nhưng càng về cuối múa thì lậy to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn nên chỉ khoảng 150 con là được 1kg", người dân trong vùng cho biết.
Người dân đào bắt lậy.
Tuy cùng trên một cánh đồng, thế nhưng con lậy sống ở đất trồng mì thì ăn ngon hơn so với số sống ở đất trồng bắp. Điều khá lạ là tham gia nhiều và được xem là chuyên nghiệp trong việc đào bắt đặc sản sùng đất không phải là dân tại địa phương mà từ vùng lân cận là xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa.
"Có thời điểm số lượng tham gia đào bắt lậy tại cánh đồng này lên đến 20-30 người/ngày, nhưng trong đó có đến ¾ là ở xã Nghĩa Lâm đến", chị Võ Thị Thư (32 tuổi, ở thôn Đông Hòa) cho biết.
"Hôm nào bắt được nhiều thì 5-7 kg/ngày, ít hơn thì cũng được 2-4kg/ngày/người", anh Nguyễn Hữu (36 tuổi, ở Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa) bày tỏ.
Thành quả sau những nhát đào
Ngoài sử dụng để chế biến làm thức ăn trong gia đình, đặc sản sùng đất còn được người dân đào bán cho các quán nhậu để làm mồi nhắm với giá 150.000 đồng/kg.
Theo một số tài liệu thì sùng đất là loài ấu trùng của Bọ hung Holotrichia Sauteri Moser, thuộc họ sùng đất-Melonnihidae. Khi phơi khô ấu trùng được gọi tên là tề tào, có vị mặn, với tác dụng chữa hành ứ, tán phong bình suyễn, té ngã ứ huyết, đau họng, đem lại sự sung mãn cho đàn ông...
Xem thêm
Sùng đất: Đặc sản giúp cường dương đắt như tôm tươiHàng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam lại rủ nhau men theo các bờ suối để đào tìm một loại côn trùng có tên là Cơ đang (sùng đất) về làm thuốc cường dương. Từ lâu, loài côn trùng này đã trở thành bí quyết phòng the hữu hiệu của các quý ông nơi đây.
Kỹ thuật nuôi sùng đất ( đuông đất)Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng muốn quay về với thiên nhiên nên việc tìm các món ăn thiên nhiên ít chất béo và giàu vitamin lại càng được chú trọng, chính vì lợi thế ít chất béo và giàu vitamin mà côn trùng ngày càng được sự dụng nhiều để chế biến các món đặc sản.
Quý ông “lùng” sùng đất để thành ‘hiệp sĩ phòng the’Với giá từ 300.000 đồng/kg đến 400.000 đồng/kg, thời gian hiếm có thể lên đến 500.000 đồng/kg, món sùng đất “nhìn thấy ghê” này được quý ông đổi tên thành “nhìn là…mê”.
Săn "thần dược phòng the" của người Cơ Tu(ĐSPL)- Những năm gần đây sùng đất trở thành đặc sản được ưa chuộng trong nhà hàng ở các thành phố lớn bởi chúng được cho là mang lại các tác dụng thần kỳ cho khả năng phòng the của phái mạnh.
Related Posts