Tam thất – loài cây quý trên cao nguyên đá(chinhphu,vn)
Củ Tam Thất
Tam thất được mệnh danh là "kim bất hoán", có nghĩa là vàng không đổi được. Hiện nay, tam thất được dùng để chữa bệnh trong Đông y và có nhiều công dụng cho sức khỏe của con người, vì vậy, lượng tiêu thụ tam thất rất lớn.
Thế nhưng loại cây này rất khó trồng vì đòi hỏi các điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng rất khắt khe. Tam thất chỉ sống được ở vùng núi cao, có khí hậu lạnh mát quanh năm, nhiệt độ thích hợp từ 20 độ C đến 25 độ C. Tam thất cũng chỉ phát triển được dưới bóng râm có ánh sáng tán xạ, nên phải làm giàn che 3 phần sáng, 7 phần tối.
Do khí hậu và thổ nhưỡng của Đồng Văn rất thích hợp để trồng loại cây này, nên ngay từ những năm 1970, tam thất đã được trồng ở đây. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc trồng tam thất tại địa phương ngày bị mai một, diện tích bị thu hẹp dần và đến nay thì gần như không còn.
Nhận thấy tâm thất không chỉ là loại dược liệu quý, mà còn là loại cây có giá trị kinh tế cao và có nhiều tiềm năng giúp vùng cao thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ năm 2012, Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (thuộc Sở NNPTNT Hà Giang) đã đưa vào trồng khảo nghiệm cây tam thất. Sau hơn một năm trồng khảo nghiệm, hiện diện tích cây tam thất đang sinh trưởng và phát triển tốt trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ông Giang Lộc Thăng, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng, huyện Đồng Văn, chia sẻ: Cây tam thất từ năm thứ 3 trở đi đã bắt đầu có thể cho thu hoạch củ. Hạt dùng làm giống. Cùng với đó cũng có thể khai thác cả hoa tam thất để bán. Chính vì vậy, giá trị kinh tế của cây là rất cao. Với giá trên thị trường hiện nay là vào khoảng từ 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/kg, có thể nói đây thực sự là một loại cây trồng góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân nếu được trồng mở rộng trong những năm tới.
Hiện Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đang tiến hành chuẩn bị đất, phân bón để trồng mới diện tích 2.000 m2 tại thị trấn Phó Bảng.
Tam thất có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất; bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp; cầm máu, tiêu sưng, tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm.
Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
Tam thất còn giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Thu hoạch cây Tam thất
Sở dĩ được mệnh danh “ kim bất hoán” có nghĩa là vàng cũng không thể đổi được là dựa vào tầm quan trọng trong chữa bệnh Đông Y của cây Tam thất bởi những tính năng có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người như cầm máu, bổ huyết, giảm đau, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, kích thích tâm thần, chống trầm uất, bảo vệ tim,…
Cây Tam thất có rất nhiều công dụng trong Đông Y
Không chỉ là một loại dược liệu quý mà còn có giá trị kinh tế cao có tiềm năng khi chỉ từ năm thứ ba nuôi trồng mà cây đã cho thu hoạch củ, hạt còn làm giống, hoa có thể bán nên lượng tiêu thụ trên thị trường không nhỏ với mức giá trên thị trường hiện nay khoảng 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/kg trở thành một loại cây góp công lớn trong việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hà Giang.
Vườn Tam thất tại Trung tâm giống cây trồng Phó Bảng
Xem thêm
Related Posts