Hướng tới xây dựng thương hiệu hạt dổiCập nhật: Thứ ba, 22/4/2014 | 3:58:22 Chiều
Vườn cây dổi trên 20 năm tuổi của gia đình ông Bùi Văn Hền, năm 2013 cho thu trên 50 kg hạt dổi khô.
(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là vùng đất của cây dổi Mường Vang. Gia đình các ông: Bùi Văn Hền, Bùi Văn Biền, Bùi Văn Dạn... có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ cây dổi. Mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình trong xã đã tập trung chăm sóc, cải tạo vườn tạp, tận dụng diện tích đất của gia đình để mở rộng diện tích trồng dổi lấy hạt và ươm, bán cây giống đem lại giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Bùi Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Chí Đạo cho biết: Cây dổi có dáng cao thẳng, tán lá xum xuê, tạo không khí trong lành, mát mẻ; gỗ dổi rất tốt để dựng nhà; hạt dổi là bài thuốc dân gian chữa một số bệnh như ngâm với rượu xoa bóp trị đau nhức xương, giã nát đắp vào rốn trẻ em để hạ sốt hay chữa đau bụng và trị ho; hạt dổi làm gia vị cho các món ăn với mùi vị thơm ngon đặc trưng được nhiều người ưa chuộng... Đặc biệt, cây dổi đã trở thành cây có giá trị kinh tế góp phần XĐ-GN cho người dân. Huyện và xã đang tiến hành các bước để xây dựng thương hiệu dổi Lạc Sơn.
Xã Chí Đạo hiện có trên 600 hộ dân, 2.800 nhân khẩu. Cả xã có trên 1 vạn cây dổi và số lượng cây tăng hàng năm vì bà con tiếp tục mở rộng diện tích trồng. Hai xóm có tỷ lệ 100% hộ gia đình trồng dổi là Be Trong, Be Ngoài. Giá trị kinh tế thu được từ cây trồng này đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế chung của xã. Trung bình mỗi hộ dân có 10 cây dổi đang phát triển tốt. Nhiều hộ còn phát triển nhân rộng trồng thành rừng, có hộ lại phát triển mô hình ươm bán giống cây... ưu điểm của phát triển cây trồng này là không mất nhiều công chăm sóc, bảo vệ; sản phẩm là hạt lại dễ thu hoạch, bảo quản, chỉ cần phơi khô, không sợ hỏng, mốc và bán được quanh năm. ý thức được giá trị của cây dổi nên khoảng chục năm lại đây, người dân trong xã đã không chặt bán cây nữa. Giá bán hạt dổi khô liên tục tăng trong các năm (năm 2013, giá hạt dổi tăng từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg hạt. Đầu năm 2014, giá tăng lên 2,5 triệu đồng/kg). Dổi được giá, cộng với số lượng cây đến tuổi cho hạt tăng nên nhiều hộ gia đình đã có thêm khoản thu nhập để mua sắm, trang bị cho cuộc sống gia đình và có vốn để đầu tư phát triển kinh tế.
Đồng chí Bùi Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Chí Đạo cho biết thêm: Hạt dổi Chí Đạo ngày càng nổi tiếng bởi mùi vị thơm, chuẩn, không đắng và không có sự pha trộn các loại hạt có hình dạng tương tự. Tuy nhiên, sản phẩm hạt dổi của bà con chưa có đầu ra ổn định, chủ yếu do lái buôn tìm đến thu mua, nên xảy ra tình trạng ép giá... Hiện nay, xã tích cực phối hợp với Hội Nông dân huyện, Sở KH&CN thực hiện dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể hạt dổi Lạc Sơn”. Đây là cơ hội giúp sản phẩm hạt dổi từng bước xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường, vươn ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và tiến tới khai thác tiềm năng xuất khẩu. Xã đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cải tạo vườn tạp, phát triển diện tích dổi với quy mô lớn. Đồng thời, phối hợp với Hội Nông dân huyện trợ giúp, hỗ trợ, hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dổi để cho ra những hạt dổi thơm ngon, đảm bảo đúng hương vị đặc trưng. Xã cũng khuyến khích bà con mở rộng sản xuất cây giống bán ra thị trường.
Video
Ngút mắt vườn dổi Chí ĐạoXem thêm
Hạt dổi Lạc Sơn - cây xóa đói giảm nghèo xứ Mường Hòa Bình 16:20 | 27/06/2014
Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi về xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), mặc dù giữa cái nắng gay gắt mùa hè nhưng không khí nơi đây dịu mát hơn nhờ màu xanh của vườn dổi trong các gia đình người Mường.
Cây dổi Chí Đạo – ngút một tầm nhìnCập nhật: Thứ sáu, 19/9/2014 | 2:27:30 Chiều
(HBĐT) - Lần đầu có mặt tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tôi không khỏi háo hức tìm tòi, khám phá nhiều điều. Dự định là thế nhưng vừa đặt chân đến Chí Đạo tôi bị ấn tượng ngay bởi những vườn cây dổi đẹp đến mê hồn.
Đón nhận Nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”(LSĐT) - Sáng 30/01, tại Hội trường Huyện ủy, Sở KH & CN tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo Quản lý nhãn hiệu tập thể và Lễ đón nhận Nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”. Dự buổi lễ có đại diện Lãnh đạo Sở KH & CN, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình; Thường trực Huyện ủy; Lãnh đạo UBND huyện; các ngành chức năng và 74 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể.
DỔI ĐỎ LẠC SƠN – TIỀM NĂNG KINH TẾBài & ảnh: Huy Thịnh
Ai đã từng đến Hòa Bình, nhất là các huyện như Mai Châu, Lạc Sơn chắc hẳn đã từng được hưởng những món ăn của người Mường mà đặc biệt là thưởng hương vị vừa lạ, vừa thơm lẫn với sự ngai ngái của núi rừng Tây Bắc.
Related Posts